BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

THÂN THIỆN - AN TOÀN - HIỆU QUẢ

VACCINE NGỪA SỐT XUẤT HUYẾT QDENGA (ĐỨC) ĐÃ CÓ MẶT TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

Sau nhiều năm chờ đợi, vào tháng 5 năm 2024, Bộ Y tế phê duyệt cấp phép cho vắc xin phòng ngừa sốt xuất huyết đầu tiên tại nước ta, vaccine được sản xuất tại Đức, của hãng dược phẩm Takeda, Nhật Bản. Đây là vắc xin mới, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất, hứa hẹn cuộc cải cách trong phòng ngừa và chống dịch sốt xuất huyết.

Qdenga lần đầu tiên được chấp thuận sử dụng tại Indonesia vào năm 2022, sau đó lần lượt được chấp thuận tại Vương quốc Anh, Brazil, Argentina, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Qdenga đã được chấp thuận tại Châu Âu vào năm 2023. Đến nay vắc xin Qdenga đã được triển khai rộng rãi trên gần 40 quốc gia, một số cơ sở tại Việt Nam cũng đã bắt đầu tiêm vắc xin đầu tiên này từ ngày 20/9/2024

I- THÔNG TIN VỀ VACCINE QDENGA

Vaccine Qdenga phòng ngừa các chủng virus sốt xuất huyết, được chỉ định tiêm cho người từ 4 tuổi trở lên, hiệu quả đem lại cho thấy hiệu lực lên tới 80%, và giảm nguy cơ nhập viện khi mắc bệnh trên 90%. Đặc biệt, đối với đối tượng từng bị mắc sốt xuất huyết, khi tiêm phòng vaccine có hiệu quả phòng tái nhiễm cao.

  1. Thành phần:

1 liều (0,5 mL) chứa virus sốt xuất huyết sống, giảm độc lực:

  • DEN-1 ≥ 3,3 log10 PFU/liều
  • DEN-2 ≥ 2,7 log10 PFU/liều
  • DEN-3 ≥ 4,0 log10 PFU/liều
  • DEN-4 ≥ 4,5 log10 PFU/liều

Dạng bào chế: bột pha dung dịch tiêm.

  1. Liều lượng
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn: Qdenga nên được dùng với liều 0,5 mL theo phác đồ 2 liều (0 và 3 tháng).
  • Tính an toàn và hiệu quả của vaccine Qdenga ở trẻ em dưới 4 tuổi vẫn chưa được xác định nên không dùng cho đối tượng này.
  • Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi ≥60 tuổi.
  1. Cách dùng
  • Qdenga nên được tiêm dưới da, tốt nhất là ở cánh tay trên ở vùng cơ delta.
  • Qdenga không được tiêm vào mạch, không được tiêm trong da hoặc tiêm bắp.
  • Không nên trộn vaccine trong cùng một ống tiêm với bất kỳ loại vaccine hoặc sản phẩm thuốc tiêm nào khác.

II- CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Mẫn cảm với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào hoặc quá mẫn cảm với liều Qdenga trước đó
  • Người sử dụng thuốc corticoid điều trị dài ngày, đang điều trị xạ trị, hoá trị kéo dài từ 2 tuần trở lên thì cần tránh tiêm vaccine trong vòng 4 tuần.
  • Những người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc nhiễm HIV không có triệu chứng kèm theo bằng chứng suy giảm chức năng hệ miễn dịch
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú

III- LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Giống như tất cả các loại vaccine khác, cần có sẵn phương pháp điều trị y tế thích hợp và giám sát trong trường hợp xảy ra phản ứng phản vệ hiếm gặp sau khi tiêm vaccine. Trước khi tiêm chủng, bác sĩ khám sàng lọc sẽ xem xét bệnh sử của người được tiêm phòng (đặc biệt là về lần tiêm chủng trước đó và các phản ứng quá mẫn có thể xảy ra sau khi tiêm chủng).

  1. Bệnh cấp tính

Nên hoãn tiêm vaccine Qdenga ở những đối tượng bị bệnh sốt nặng cấp tính. Các bệnh nhiễm trùng nhỏ, chẳng hạn như cảm lạnh, không nên dẫn đến việc trì hoãn tiêm chủng.

  1. Các phản ứng liên quan đến lo âu

Các phản ứng liên quan đến lo âu, bao gồm phản ứng phế vị (ngất), tăng thông khí hoặc các phản ứng liên quan đến căng thẳng, có thể xảy ra trong quá trình tiêm chủng như một phản ứng tâm lý đối với việc sợ kim tiêm. Điều quan trọng là phải có các biện pháp phòng ngừa để tránh chấn thương do ngất.

  1. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm vaccine.

  1. Khả năng sinh sản

Chưa có bất kỳ dữ liệu nghiên cứu nào về ảnh hưởng của vaccine với khả năng sinh sản ở người.

IV- TƯƠNG TÁC THUỐC

  • Đối với những bệnh nhân được điều trị bằng globulin miễn dịch hoặc các sản phẩm có chứa globulin miễn dịch, chẳng hạn như truyền máu, các chế phẩm từ máu, huyết thanh, nên hoãn tiêm ít nhất 6 tuần và tốt nhất là 3 tháng sau khi kết thúc điều trị trước khi tiêm phòng vaccine Qdenga.
  • Không nên tiêm vaccine Qdenga cho những đối tượng đang điều trị bằng các liệu pháp ức chế miễn dịch như hóa trị hoặc dùng corticosteroid toàn thân liều cao trong vòng 4 tuần trước khi tiêm chủng.
  • Nếu Qdenga được tiêm cùng lúc với một loại vaccine khác, vaccine phải luôn được tiêm ở các vị trí tiêm khác nhau trên cơ thể.
  • Vắc xin Qdenga có thể được tiêm đồng thời với vaccine viêm gan A, sốt vàng da.

V- TÁC DỤNG PHỤ

VI- AI NÊN TIÊM PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT?

Sốt xuất huyết có thể bị ở bất cứ đối tượng nào, từ trẻ em đến người lớn, người cao tuổi và gây ra nhiều gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Vì vậy để phòng ngừa bệnh, mọi người đủ điều kiện để tiêm vaccine thì nên tiêm phòng sốt xuất huyết. Một số đối tượng có nguy cơ cao trở nặng hơn khi mắc bệnh, nên tiêm phòng như:

  • Người trong quốc gia có dịch tễ bệnh cao, hoặc chuẩn bị lưu hành tới quốc gia có bệnh đều nên tiêm phòng sốt xuất huyết.
  • Người lớn tuổi, người cao huyết áp, mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường hen suyễn…
  • Người mắc bệnh lý về huyết học như thiếu máu, tan máu..
  • Đối tượng đã từng mắc sốt xuất huyết.

Theo khuyến cáo chung nên hoàn thành ít nhất 2 mũi tiêm phòng.

VII- GIÁ TIÊM

Vaccine sốt xuất huyết được phê duyệt tại nước ta có khuyến cáo nên tiêm 2 mũi với khoảng cách mỗi mũi tiêm là 3 tháng. Trong thời gian này, vẫn có thể tiến hành tiêm vaccine khác tuỳ chủng loại. Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai thì nên tiêm phòng trước ít nhất 1 tháng và tốt nhất là trước 3 tháng.

Giá tham khảo của vaccine Qdenga tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới giao động từ 1.050.000 đồng/mũi vaccine

BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

Thân thiện – An toàn – Hiệu quả