BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

THÂN THIỆN - AN TOÀN - HIỆU QUẢ

Vắc xin COVID-19 vẫn có hiệu quả bảo vệ sau 9 tháng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The New England Journal of Medicine ngày 12/01/2022. Nghiên cứu đã trích xuất dữ liệu tiêm chủng và kết quả liên quan đến Covid-19 trong khoảng thời gian 9 tháng (11/12/2020 đến 08/9/2021)cho khoảng 10,6 triệu cư dân Bắc Carolina từ  Hệ thống giám sát Covid-19 Bắc Carolina và Hệ thống quản lý vắc xin Covid-19 để  tính hiệu quả của vắc xin BNT162b2 (Pfizer – BioNTech), mRNA-1273 (Moderna) và Ad26.COV2.S (Johnson & Johnson – Janssen) trong việc giảm rủi ro hiện tại của Covid-19, nhập viện và tử vong theo thời gian từ khi tiêm chủng.

Tại thời điểm 2 tháng sau tiêm chủng, đối với phác đồ hai liều vắc xin ARN thông tin (mRNA) BNT162b2 (30 μg mỗi liều) và mRNA-1273 (100 μg mỗi liều), hiệu quả vắc xin chống lại Covid-19 là 94,5% (94,1  – 94,9) và 95,9% (95,5 – 96,2). Ở thời điểm tháng thứ 7 hiệu quả giảm xuống 66,6% (65,2 – 67,8) và 80,3% (79,3 – 81,2 ).

Đối với chế độ một liều Ad26.COV2.S, hiệu quả chống lại Covid-19 là 74,8% (72,5 – 76,9) sau 1 tháng và giảm xuống 59,4% (57,2 – 61,5) sau 5 tháng.

Cả ba loại vắc xin này đều duy trì hiệu quả tốt hơn trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong so với việc ngăn ngừa nhiễm trùng theo thời gian, mặc dù hai loại vắc xin mRNA cung cấp mức độ bảo vệ cao hơn Ad26.COV2.S.

Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu này đã cho thấy cả ba loại vắc xin Covid-19 đều có hiệu quả lâu dài trong việc giảm nguy cơ nhập viện và tử vong. Khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng giảm dần theo thời gian là do sự suy giảm khả năng miễn dịch và sự xuất hiện của các biến thể delta.

Xem toàn bộ bài nghiên cứu tại đây!