BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

THÂN THIỆN - AN TOÀN - HIỆU QUẢ

SO SÁNH PAXLOVID VÀ MOLNUPIRAVIR TRONG ĐIỀU TRỊ COVID-19

Paxlovid (Nirmatrelvir/ritonavir) và Molnupiravir là hai thuốc kháng virus đường uống đầu tiên được Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) trong điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ – trung bình có nguy cơ cao diễn tiến thành bệnh nặng (bao gồm nhập viện và tử vong). Tuy hiện tại thị trường Việt Nam chỉ mới có mặt thuốc Molnupiravir nhưng Nirmatrelvir/ritonavir cho thấy nhiều triển vọng và có khả năng xuất hiện tại nước ta trong thời gian sắp tới. Sau đây sẽ là bảng tổng quan so sánh về một số đặc điểm của hai thuốc. Lưu ý, các thông tin dưới đây chỉ có giá trị tính tới thời điểm bài viết được đăng vì sự phát triển các thuốc điều trị COVID-19 xảy ra tương đối nhanh chóng nên dữ liệu hiện tại có thể không còn chính xác trong tương lai.

 

Nirmatrelvir/ritonavir

Molnupiravir

Công ty sản xuất thuốc gốc Pfizer Merck
Cơ chế tác động Nirmatrelvir ức chế enzym protease chính của virus SARS-CoV-2 (3CLpro), ngăn chặn quá trình sao chép của virus

Ritonavir (là chất ức chế protease của HIV-1) có ức chế mạnh men gan CYP3A, làm tăng nồng độ và kéo dài thời gian tác động của nirmatrelvir

 Là tiền chất chuyển hóa thành chất tương tự nucleoside (cytidine), gắn vào RNA của virus SARS-CoV-2 gây ra các đột biến tích lũy, từ đó ức chế quá trình sao chép của virus
Đối tượng sử dụng Người lớn và trẻ em (≥ 12 tuổi và ≥  40 kg) Người lớn (≥ 18 tuổi)
Thời điểm sử dụng Trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng
Thời gian sử dụng 5 ngày
Chế độ liều (300 mg nirmatrelvir và 100 mg ritonavir) mỗi 12 giờ 800 mg mỗi 12 giờ
Chỉnh liều theo chức năng thận eGFR = 30-60 mL/phút: (150 mg nirmatrelvir và 100 mg ritonavir) mỗi 12 giờ

eGFR < 30 mL/phút: tránh dùng thuốc

Không
Chỉnh liều theo chức năng gan Tránh dùng ở bệnh nhân suy gan nặng (Child-Pugh C) Không
Chống chỉ định – Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc

– Sử dụng đồng thời với một số thuốc có tương tác qua CYP3A4

Không được liệt kê (tờ thông tin thuốc)
Các ADR thường gặp nhất Khó tiêu, tiêu chảy, tăng huyết áp, đau cơ Tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt
Một số nguy cơ Do thành phần ritonavir nên cần lưu ý:

– Tương tác thuốc: rất nhiều thuốc được chuyển hóa qua men CYP3A. Do đó, cần khai thác kỹ các thuốc dùng kèm trước khi quyết định dùng Nirmatrelvir/ritonavir

– Độc tính trên gan (bao gồm tăng men gan, vàng da, viêm gan biểu hiện trên lâm sàng).

– Nguy cơ hình thành kháng thuốc điều trị HIV-1 ở bệnh nhân nhiễm HIV-1 chưa được chẩn đoán/ chưa được kiểm soát do ritonavir vốn là chất ức chế protease của HIV-1 được dùng trong điều trị HIV-1

– Độc tính trên phôi thai, do đó ở:

+ phụ nữ có thai: không khuyến cáo sử dụng

+ phụ nữ cho con bú: không khuyến cáo cho con bú trong thời gian dùng thuốc và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều cuối cùng

+ phụ nữ và nam giới có khả năng sinh sản: cần sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong vòng 4 ngày (với nữ) và ít nhất 3 tháng (với nam) sau liều cuối của thuốc

– Độc tính trên xương, sụn: không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi

Tóm tắt bằng chứng từ thử nghiệm lâm sàng Pha 3 Thử nghiệm EPIC-HR trên 2246 bệnh nhân chưa tiêm vaccine

Paxlovid giảm 88% nguy cơ nhập viện/tử vong so với giả dược, NNT =18

Thử nghiệm MOVe-OUT trên 1433 bệnh nhân chưa tiêm vaccine

Molnupiravir giảm 30% nguy cơ nhập viện/tử vong so với giả dược, NNT = 34

Chú thích: eGFR (estimated glomerular filtration rate): độ lọc cầu thận ước tính, ADR (adverse drug reaction): phản ứng bất lợi của thuốc, NNT (number needed to treat): số bệnh nhân cần điều trị để giảm 1 trường hợp nhập viện

Tài liệu tham khảo

  1. FDA (2022), “Fact sheet for healthcare providers: emergency use authorization for Paxlovid”, available at: https://www.fda.gov/media/155050/download, cập nhật: 02/2022
  2. FDA (2021), “Frequently asked questions on the Emergency Use Authorization for Paxlovid for Treatment of COVID-19”, available at: https://www.fda.gov/media/155052/download
  3. FDA (2022), “Fact sheet for healthcare providers: emergency use authorization for Paxlovid”, available at: https://www.fda.gov/media/155054/download, cập nhật: 02/2022
  4. Bộ Y tế (2022), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28 tháng 01 năm 2022.

DS. Hà Thị Cẩm Tú – Khoa Dược BVBNĐ